Triết học Phương Tây cổ đại và hiện đại

Triết học Phương Tây cổ đại và hiện đại
Hiền Triết Gia
0 Đánh giá 0 Học viên

Bạn sẽ học được gì

  • Triết học Phương Đông tìm kiếm sự giác ngộ về Con người
  • Triết học phương Tây đi giải thích về Vũ trụ và Thế giới xung quanh

ĐÂY LÀ MÔN HỌC TRONG 1/18 MÔN CỦA KHÓA HỌC HIỀN TRIẾT GIA 

Học phí tài trợ : Miễn phí 100% và Bao ăn uống, chỗ ngủ, sinh hoạt suốt 365 ngày tại Bảo Hải Linh Thông Tự - Sunworld Hạ Long

LINK ĐĂNG KÝ HỌC BỔNG

 

Giới thiệu khóa học

Thuật ngữ "Triết học phương Tây" muốn đề cập đến các tư tưởng và những tác phẩm triết học của thế giới phương Tây. Về mặt lịch sử, thuật ngữ này đề cập đến tư duy triết học trong văn hóa phương Tây, bắt đầu với triết học Hy Lạp trong thời kì tiền-Socrates với những đại biểu như Thales và Pythagoras, và cuối cùng phát triển với phạm vi trên toàn cầu.[1][2] Từ "philosophy" bắt nguồn từ chữ Hy Lạp cổ đại philosophía (φιλοσοφία) với nghĩa đen là "tình yêu trí tuệ" (φιλεῖν phileîn, "yêu" và σοφία sophía, "trí tuệ")

Triết học ra đời tại Hy Lạp vào khoảng thế kỷ VI trước công nguyên. Những nhà triết học đầu tiên không sống tại vùng lục địa của đất nước này mà sinh sống tại những đảo hay những vùng đất bên rìa, trên bờ phía Nam của nước Ý và ở bờ phía Tây của đất nước Thổ Nhĩ Kỳ ngày nay.

Pythagoras (k. 580-572 – k. 500-490 TCN) được tôn vinh trong những tác phẩm kinh điển là một trong những người nhà triết học đầu tiên của Hy Lạp cổ đại.

Một trong số những tư tưởng quan trọng có nguồn gốc từ thời cổ đại đó là: mọi vật đều được cấu tạo từ các nguyên tử, và những người theo phái này được gọi là những nhà Nguyên tử luận. Democritus (k. 460 – k. 370 TCN) 

Socrates (k. 470 – k. 399 TCN) là một trong những nhà triết học lớn nhất và nổi tiếng nhất của thời cổ đại, điều này được thể hiện khi tất cả các triết gia trước ông đều được cho là thuộc vào "thời kỳ Tiền-Socrate

Plato (k. 428 hoặc 424 – k. 348 TCN) là một trong số những học trò của Socrates.[31] Vì Socrates không để lại một áng văn nào, Plato đã viết sách để giữ gìn những điều mà ông học được từ thầy của mình, dù ngày nay chúng ta khó lòng tách bạch đâu là tư tưởng của Socrates và đâu là của chính Plato

Aristotle (384–322 TCN) theo học Plato từ năm 17 tuổi.[41] Với đức tính cần cù của mình, Aristotle hẳn đã học được rất nhiều điều từ người thầy của mình, tuy nhiên, ông cũng đưa ra những ý tưởng rất khác biệt và đối nghịch hoàn toàn so với Plato

Epicurus (341–270 TCN) sinh sống vào khoảng cuối thế kỉ 3 và đầu thế kỉ 2 trước Công nguyên.[53] Tiêu điểm trong triết học của ông là trạng thái ataraxia hay "sự yên bình của tinh thần", và theo ông, một trong những trở ngại lớn nhất ngăn không cho con người đến với trạng thái đó chính là nỗi sợ cái chết.

Zeno (k. 334 – k. 262 TCN) là học trò của Diogenes, một nhà triết học nổi tiếng với trường phái Khuyển nho (tiếng Anh: Cynism, "giống như chó") - trường phái tin rằng con người cần phải từ bỏ mọi hình thức phong tục và lề lối xã hội để có thể sống một cách tự nhiên nhất và từ đó có thể đạt tới hạnh phúc chân thực

Thánh Augustine (354–430)là một trong những triết gia Cơ Đốc giáo đầu tiên của thời kỳ này. Điều thú vị là ông không được sinh ra trong một gia đình có đạo và sở hữu một lối sống không mấy mẫu mực và lành mạnh trước khi ông đọc được một đoạn Kinh Thánh khi ngoài ba mươi tuổi

Một trong những triết gia Hồi giáo có ảnh hưởng lớn nhất trong thời kỳ này là Ibn Sina hay Avicenna (k. 980–1037)

Thomas Aquinas (1225–1274) được coi là một trong những triết gia Cơ Đốc nổi tiếng và có ảnh hưởng nhất trong suốt thời Trung Cổ

Giordano Bruno (1548–1600) là một học giả phiêu bạt ở nước Ý và ông cũng từng là một tu sĩ theo dòng Đa Minh. Bruno lập luận rằng, thế giới tự nhiên là vô hạn, không có bờ hay một giới hạn nào cả

Một câu chuyện đối nghịch hoàn toàn với Bruno là Galilei Galileo (1564–1642). Một trong những thí nghiệm nổi tiếng nhất của Galileo là ông đã thả hai quả cầu cùng chất liệu nhưng có khối lượng khác nhau từ tháp nghiêng Pisa xuống, và chúng đã chạm đất cùng một lúc

Francis Bacon (1561–1626). Ông được cho là một trong nhà duy nghiệm đầu tiên, với quan điểm chủ đạo rằng tri thức cần phải được xuất phát từ những kinh nghiệm khách quan

René Descartes là một trong những nhà triết học vĩ đại và nổi tiếng nhất vào thế kỷ 17. Trong hệ thống triết học của Descartes, mọi điều đều có thể được giải thích bằng hai phạm trù, hay bằng tính nhị nguyên, của vật chất (en. matter) và ý thức (en. mind). Descartes có ảnh hưởng rất lớn đến nền triết học nói chung. Ông thường được coi là cha đẻ của triết học hiện đại 

 John Locke thường được coi là cha đẻ của chủ nghĩa duy nghiệm.  Một trong số những mâu thuẫn lớn nhất giữa chủ nghĩa duy nghiệm và chủ nghĩa duy lý là khi nói về những "ý niệm bẩm sinh"

George Berkeley (1685–1753) là một trong những triết gia nổi bật nhất của đất nước Ireland, ông sinh ra và lớn lên tại một vùng đất gần lâu đài Dysart.[155] Vào năm 1714

  1. Những vật ta cảm nhận được (ví dụ như ngôi nhà, quả táo,...) được đem lại cho ta trong trải nghiệm cảm giác.
  2. Những gì ta trải nghiệm và cảm giác được cấu thành hoàn toàn từ những ý tưởng của ta.
  3. Ý tưởng thì chỉ tồn tại trong tâm trí.
  4. Do vậy, những vật mà ta cảm nhận được chỉ tồn tại trong tâm trí.

 David Hume đã đưa chủ nghĩa duy nghiệm đến với kết luận hợp lý của nó.

Ông sinh năm 1711 và đỗ vào trường Đại học Edinburgh khi chỉ mới 12 tuổi và hoàn thành công trình để đời Khảo luận về bản chất con người khi chưa đầy 30 tuổi. Vấn đề nổi tiếng và gay gắt nhất mà Hume để lại trong triết học thời cận đại là quan hệ nhân quả

"Thiên nga đen" là một ẩn dụ nổi tiếng cho triết học của Hume. Dù ta chỉ quan sát được thấy thiên nga có màu trắng, điều này là không đủ để quy nạp thành: "Tất cả thiên nga đều có màu trắng".

Nền triết học của thế kỷ 19 được thống trị bởi các triết gia người Đức, và người mở màn trong số họ là Immanuel Kant.[173] Ông sinh năm 1724 tại thành phố Königsberg (này là thành phố Kaliningrad của Nga)

Kant cho rằng: Giác tính (en. Understanding) và cảm năng (en. Sense) là ngang hàng và không phụ thuộc với nhau trong việc thu nhận tri thức về thế giới

Kant phân biệt hai loại thế giới. Con người chỉ có khả năng nhận thức được các khách thể trong thế giới khả giác (en. Phenomena). Hay nói cách khác, thế giới khả giác chính là thế giới mà ta vẫn đang sống và trải nghiệm, tuyên bố về một thứ gì vượt ngoài thế giới này là không rõ ràng.[188] Dù vậy, Kant vẫn nói về thế giới vượt trên những trải nghiệm của chúng ta, đó là thế giới khả niệm (còn được gọi là "thế giới thực tướng", en. Noumena), thế giới của các "vật tự thể"

Karl Marx sinh vào năm 1818 trong một gia đình tại Trier, nay thuộc nước Đức. Phần nổi bật và có lẽ được nhiều người biết đến nhất trong triết học của Marx là phần ông nói về chính trị và các động lực biến đổi của lịch sử. Marx đã đưa ra một khái niệm quan trọng, giai cấp, để nói về những nhóm người khác nhau về lợi ích kinh tế-xã hội, được định hình bởi mối quan hệ với tài sản và phương thức sản xuất của họ. "Lịch sử của mọi xã hội từng có cho đến nay", Marx nói: "là lịch sử đấu tranh giai cấp

Nhà triết học người Đan Mạch Søren Kierkegaard (1813–1855) thường được coi là cha đẻ của chủ nghĩa hiện sinh. Giống như Schopenhauer, ông không thích hệ thống triết học của Hegel. Kierkegaard cho rằng, việc gắn toàn bộ nhân loại trong một tiến trình bất khả kháng của lịch sử khiến là coi nhẹ vai trò của từng cá nhân

 Charles Sanders Pierce (1839–1914) ngày nay được coi là một nhà triết học kiệt xuất và là cha đẻ của chủ nghĩa thực dụng tại Hoa Kỳ

Một trong số những người có công lớn trong việc đặt nền móng cho logic toán chính là Gottlob Frege. Sự phát triển quan trọng bậc nhất trong triết học thời kỳ này chính là sự ra đời của logic toán hay logic hình thức

 

 

 

 

 

 

Nội dung khóa học

Thông tin giảng viên

Hiền Triết Gia
10 Học viên 18 Khóa học

Gần 20 PGS - Tiến sĩ, chuyên gia của Hội đồng khoa học Hiền Triết gia - Viện NCVH NT Việt Nam.

--------------------
+ Viện trưởng : PGS-TS Triệu Thế Việt
+ Chủ tịch hội đồng chuyên gia : Hà Bồ Đề (Chủ tịch Gosinga) - Nhà Nghiên cứu Pháp học, Tạp Chí Nghiên cứu Phật học - Giáo hội PGVN.
+ PGS. Tiến sĩ Phạm Thị Phương Thái
+ PGS. Tiến sĩ Đặng Hữu Tuyền
+ PGS. Tiến sĩ Quách Thị An
+ Tiến sĩ Phạm Văn Tuấn
+ Tiến sĩ Lê Thị Ánh Vân
+ PGS.TS Nguyễn Thanh Huyền
+ Viện trưởng : Lê Thị Lan Anh
+ Nhà Ngoại cảm : Phan Thị Bích Hằng
+ Bác sĩ Nguyễn Thanh Hương
+ Thạc sĩ Nghiêm Xuân Mừng
+ Thạc sĩ Trần Phương Thúy
+ Nhà Ngoại cảm : Võ Hòa Bình
+ Cư sĩ : Trần Văn Dũng
+ Chưởng môn Thiếu Lâm Đặng Văn Bình
+ Chưởng Môn Nhất Nam Lương Duy
+ Nhà Khí công học Phúc Thành 
+ NSUT : Trần Thái Sơn
+ Nghệ nhân Đặng Đức Tám
+ Chỉ huy trưởng Lê Dũng
+ Nhà Đá quý học Vũ Quang Lày
+ Trà sư Sương Mai và Thụy Hà

 

Học viên đánh giá

0
0 Đánh giá

0%

0%

0%

0%

0%

Khóa học liên quan

Tìm hiểu Đông Y (huyệt đạo và kinh, lạc) căn bản
Hiền Triết Gia
(0) 0 Học viên
Membership
Giải phẫu Hệ Thần Kinh
Hiền Triết Gia
(0) 0 Học viên
Membership
Triết học phương Đông - Tổng quan
Hiền Triết Gia
(0) 0 Học viên
Membership
Việt Nam học (Lịch sử, Văn hóa, Tâm linh...)
Hiền Triết Gia
(0) 0 Học viên
Membership
Khóa học về Tâm lý học - Psychology
Hiền Triết Gia
(0) 0 Học viên
Membership
30.000.000đ
Đăng ký Membership
Thời lượng: 0 phút
Giáo trình: 0 Bài học
Học mọi lúc mọi nơi
Học trên mọi thiết bị: Mobile, TV, PC

Hiền Triết Gia - Viện nghiên cứu Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam và Công ty cổ phần MSE vận hành